Trang chủ Sức khỏe & Làm đẹp Những điều cần lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ

Những điều cần lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ

Bởi top10na

Sức khỏe là thứ quý giá của mỗi người. Phải thật khỏe mạnh bạn với có thể làm được mọi việc. Để kiểm tra xem sức khỏe của mình đang ở tình trạng nào bạn cần đi khám sức khỏe định kỳ. Thói quen này nên tuyên truyền rộng rãi. Để đảm bảo một ngày kiểm tra sức khỏe đầy đủ, bạn cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Top10nghean điểm qua Những điều cần lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ.

1/. Khám sức khỏe định kỳ là gì ?

Theo khuyến cáo của bộ Y tế, mỗi người cần kiểm tra tổng quát về sức khỏe mỗi 2 lần/năm. Hầu hết các bệnh viện, phòng khám thực hiện thăm khám theo Thông tư số 14-BYT. Việc này giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Nội dung thăm khám bao gồm: huyết áp, mạch, nhịp thở, cân nặng chiều cao. Khám tổng quát nội khoa hầu hết các cơ quan: răng, da liễu, tai, mũi, họng… Các xét nghiệm kiểm tra các chỉ số sinh học. Bạn sẽ có cái nhìn khách quan và tổng thể về tình trạng của mình.

2/. Những hạn chế khi khám sức khỏe định kỳ

Khám định kỳ chỉ đảm bảo con người đủ sức khỏe để thực hiện các hoạt động bình thường. Việc này có tác dụng kiểm soát bệnh cao hơn phát hiện bệnh. Do vậy việc kiểm tra mang nhiều yếu tố chủ quan.

Việc đánh giá, phân loại sức khỏe chỉ dựa trên khám tổng quát. Bên cạnh đó, các xét nghiệm lâm sàng cũng chưa thực sự đầy đủ. Do đó các kết luận đôi khi còn nhiều thiếu sót.


3/. Khám sức khỏe tổng quát bao gồm gì?

Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ có những gói khám khác nhau. Mỗi người có thể lựa chọn khám tổng quát hay khám yêu cầu. Nhìn chung các gói khám đều bao gồm:

  • Khám lâm sàng tổng quát
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Thăm dò chức năng
Xét nghiệm giúp kiểm tra tổng quát các bệnh

Xét nghiệm giúp kiểm tra tổng quát các bệnh

4/. Các loại xét nghiệm theo từng độ tuổi

Ngoài thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm thật sự cần thiết trong chẩn đoán bệnh. Mỗi độ tuổi khác nhau có những vấn đề phổ biến về sức khỏe không giống nhau. Bạn cần nắm rõ các loại xét nghiệm ấy là gì để thăm khám cho phù hợp.

Tuổi từ 20 – 30

  • Xét nghiệm bệnh dễ lây truyền: viêm gan, bệnh
    xã hội, …
  • Kiểm tra sức khoẻ sinh sản cả nam lẫn nữ.

Tuổi từ 30 – 40

  • Xét nghiệm bệnh lý về mỡ máu, tim mạch,
    đái tháo đường…
  • Thăm khám phụ khoa, mật độ xương.

Tuổi từ 40 – 60

  • Tầm soát các loại ung thư.
  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết, mỡ máu,
    tim mạch…

Tuổi trên 60

Hầu hết cần kiểm tra để tầm soát nguy cơ bệnh lý mãn tính.

5/. Lưu ý trước khi khám sức khỏe định kỳ

Một vài chỉ tiêu sức khỏe chịu ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt. Do đó bạn cần nắm một vài lưu ý trước khi thực hiện thăm khám. Điều này nhằm đảm bảo kết quả kiểm tra được chính xác nhất.

  • Không ăn sáng, uống các loại nước có chứa đường.
  • Không sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá.
  • Phụ nữ cần thăm khám phụ khoa nên tránh quan hệ tình dục trước khi khám.
  • Phụ nữ mang thai không chụp X- quang.
  • Trước khi siêu âm bằng đầu dò tìm bệnh phụ khoa, cần tiểu sạch để quan sát rõ tử cung, buồng trứng.
  • Vệ sinh sạch sẽ các bộ phận bên ngoài cơ thể.
Lưu ý trước khi khám sức khỏe định kỳ

Lưu ý trước khi khám sức khỏe định kỳ

6/. Các loại giấy tờ cần chuẩn bị

Hồ sơ theo dõi bệnh

Đối với một số đối tượng mắc các bệnh lý mãn tính. Việc mang theo sổ theo dõi bệnh vô cùng cần thiết. Hầu hết các bệnh mãn tính có thời gian điều trị kéo dài. Hơn nữa, bệnh có phác đồ điều trị riêng biệt. Việc lưu và mang theo giấy tờ lần thăm khám trước giúp bác sĩ nắm bắt được bước điều trị.

Mẫu hồ sơ bệnh án

Mẫu hồ sơ bệnh án

Mặc dù bạn thay đổi nơi điều trị nhưng bạn vẫn phải giữ lại hồ sơ bệnh án cũ. Việc nắm được bước điều trị trước đó rất có lợi cho những chỉ định của bác sĩ hiện tại. Bệnh mãn tính thường có diễn biến phức tạp nếu không được kiểm soát. Do đó bạn cần nắm bắt việc chữa trị và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Chứng minh nhân dân

Đối với trường hợp thăm khám bệnh có sử dụng bảo hiểm y tế bạn không được quên mang theo giấy tờ tùy thân. Loại giấy này giúp xác minh danh tính trong khâu xét duyệt sử dụng bảo hiểm y tế. Ngoài giấy chứng minh nhân dân, bạn có thể chuẩn bị bằng lái xe, thẻ học sinh, sinh viên.

Thẻ bảo hiểm y tế

Trước khi đến thăm khám và sử dụng bảo hiểm y tế, bạn cần lưu ý về việc tìm hiểu quy định thanh toán viện phí. Không phải tất cả bệnh lý đều được bảo hiểm chi trả. Mặc khác, bạn cũng cần hiểu rõ đơn vị nào có ký hợp đồng thanh toán qua bảo hiểm mà bạn đã đăng ký.

Kiểm tra thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế

Kiểm tra thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế

Chi trả viện phí qua bảo hiểm cũng cần quan tâm đến mức thanh toán. Quan trọng nhất chính là thời gian sử dụng của loại thẻ này. Thẻ hết hạn sẽ không còn giá trị sử dụng.

Thăm khám sức khỏe định kỳ là biện pháp hàng đầu giúp bảo vệ sức khỏe. Việc nắm được các lưu ý trên sẽ giúp bạn không gặp bỡ ngỡ và khó khăn. Với những kiến thức từ Top10nghean cung cấp mong rằng sẽ trang bị cho bạn nhiều điều bổ ích.

Rate this post

Bài viết có thể bạn thích

Để lại bình luận

0984 980 678