Trang chủ Sức khỏe & Làm đẹp Những lưu ý cho bệnh nhân đái tháo đường

Những lưu ý cho bệnh nhân đái tháo đường

Bởi top10na

Người bị bệnh đái tháo đường cần phải để ý những gì cho căn bệnh của mình? Như thế nào là khẩu phần ăn hợp lý? Thế nào là chế độ tập luyện phù hợp? Và làm thế nào để kiểm soát đường huyết hiệu quả? Các câu hỏi này sẽ được Top10nghean giải đáp cho bạn cùng theo dõi nhé.

1/. Bệnh đái tháo
đường là gì?

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đường huyết. Lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn người bình thường. Nguyên do nằm ở sự thiếu hụt hoặc đề kháng insulin.

Bệnh nhân thử máu kiểm tra tình trạng đái tháo đường

Bệnh nhân thử máu kiểm tra tình trạng đái tháo đường

Sự rối loạn này khiến cơ thể không chuyển hóa bột đường
thành năng lượng cho cơ thể. Do đó gây ra sự tích tụ đường trong máu. Lượng đường trong máu cao gây ra các bệnh lý
như: tim mạch, tổn thương mắt, thận, thần kinh.

Xem thêm: Sách “Chế Độ Ăn Phòng Ngừa Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đường

2/. Phân loại

  • Tuýp 1: người bệnh thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất được. Loại tiểu đường này thường gặp trên trẻ nhỏ.
  • Tuýp 2: người bệnh bị đề kháng với insulin. Cơ thể sản xuất được insulin nhưng không thể chuyển hóa đường. Loại này chiếm 90-95% tổng số người mắc bệnh đái tháo đường.

3/. Biểu hiện

Đái tháo đường gây ra khá nhiều biến chứng trên hầu hết các cơ quan. Khi mắc bệnh này, bệnh nhân thường kèm theo các triệu chứng chung của bệnh. Các biểu hiện đó bao gồm:

  • Liên tục khát nước
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày
  • Sụt cân bất thường
  • Đói và mệt mỏi
  • Dễ nhiễm trùng và nhiễm nấm
  • Thị lực yếu đi

4/. Chế độ dinh dưỡng

Đái tháo đường là căn bệnh do sự đề kháng hoặc thiếu hụt insulin. Ngoài điều trị bằng các loại thuốc
đặc trị, bạn cũng cần quan tâm đến dinh dưỡng hợp lý. Chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn
đến lượng đường trong huyết tương. Do đó nó gián tiếp quyết định mức độ nặng,
nhẹ của bệnh.

Rau xanh, trái cây

Bộ y tế khuyên dùng các loại rau xanh, trái cây. Nó không chỉ cung cấp nhiều chất xơ, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Rau xanh còn giúp ích cho bệnh nhân đái tháo đường. Thay vì nhu cầu năng lượng tập trung vào lượng tinh bột. Thực đơn chứa nhiều rau xanh giúp bạn hạn chế được nhóm thực phẩm ấy.

Người bị đái tháo đường nên ăn nhiều rau xanh, trái cây

Người bị đái tháo đường nên ăn nhiều rau xanh, trái cây

Rau xanh, trái cây giúp điều chỉnh hương vị cho món ăn của bạn. Người mắc bệnh này không được khuyến cáo không nên ăn nhiều gia vị đường cho bữa ăn. Việc ăn các loại rau, trái cây giúp tạo hương vị cho món ăn một cách tự nhiên. Bạn sẽ hạn chế được lượng đường, gia vị tiêu thụ.

Hạn chế thịt heo

Thay vì sử dụng các loại thịt nguội, pate, xúc xích và các sản phẩm từ thịt khác. Bệnh nhân nên lựa chọn lượng đạm từ cá, trứng, sữa. Các loại thực phẩm này hạn chế chất béo và đạm không tốt cho sức khỏe. Bệnh sẽ cảm thấy cơ thể dễ chịu hơn với những biến chứng của bệnh.

Nếu ăn thịt lợn nên chế biến bằng cách luộc

Nếu ăn thịt lợn nên chế biến bằng cách luộc

Người chăm sóc bệnh cũng cần quan tâm đến cách chế biến món ăn. Thay thế các món chiên, xào chứa nhiều dầu mỡ bằng các món thanh đạm. Món hầm, luộc, kho giúp giữ được nhiều dưỡng chất, vị ngọt tự nhiên. Cách này rất phù hợp với những bệnh nhân có chỉ số glucose cao.

Tránh xa các món ngọt

Cơ thể người bị đái tháo đường sẽ không chuyển hóa đầy đủ đường thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Thế nên việc sử dụng thêm đường sẽ làm tăng lượng glucose trong máu. Tình trạng này gây trầm trọng bệnh đái tháo đường.

Những thực phẩm ngọt không tốt cho người đái tháo đường

Những thực phẩm ngọt không tốt cho người đái tháo đường

Chính vì thế bạn cần hạn chế các món ăn chứa nhiều đường. Bạn
nên tránh xa các loại nước có gas, các loại bánh ngọt, món ăn chế biến chứa nhiều
đường như chè, xôi.

Bổ sung cá loại cá biển cho bữa ăn

Các loại cá biển như: cá hồi, cá ngừ, cá thu giàu axit béo Omega -3 rất tốt. Chất này có tác dụng chống oxy hóa cực tốt. Không những thế, nó còn giúp ích cho bệnh lý tim mạch trên bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng liên quan đến nhiễm trùng. Điều này lại khiến các vết thương lâu lành và chuyển biến xấu. Omega -3 có vai trò ở chỗ chống oxy hóa, ngăn ngừa viêm loét, nhiễm trùng trên đối tượng bệnh này.

5/. Tập thể dục
thường xuyên

Giống với người bình thường, bệnh nhân đái tháo đường cần duy trì tập luyện thể thao. Điều này không chỉ có lợi cho sức khỏe. Nó còn giúp bệnh nhân tăng cường sức đề kháng chống chọi lại các biến chứng của bệnh.

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp tình trạng bệnh thuyên giảm

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp tình trạng bệnh thuyên giảm

Bệnh nhân cần duy trì luyện tập đều đặn để đạt được hiệu quả.
Tùy theo thể trạng và sức khỏe, bạn có thể chọn các bài tập khác nhau. Tuy
nhiên bạn cần đảm bảo luyện tập đủ 30-45
phút mỗi ngày
.

6/. Tuân thủ phác
đồ điều trị

Đái tháo đường là căn bệnh mãn tính rất thường gặp. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Thế nên việc tuân thủ điều trị giúp bạn ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng đáng ngại ấy. Đây là những thông tin tổng hợp từ bộ Y tế.

Theo nhiều thống kê cho thấy, đái tháo đường chiếm tỷ lệ khá cao trong số các bệnh mãn tính. Việc chăm sóc bệnh là điều vô cùng quan trọng. Để người bệnh sống vui khỏe, bạn cần áp dụng ngay các lưu ý trên khi chăm sóc họ. Top10nghean hy vọng thông tin này hữu ích dành cho bạn.

Rate this post

Bài viết có thể bạn thích

Để lại bình luận

0984 980 678